Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

14 tháng 8, 2014

Xét tuyển nguyện vọng 2 ĐẠI HỌC: Khi nào nhận hồ sơ?

8/14/2014 06:42:00 CH |
- Các trường sẽ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng từ ngày 20/8 đến hết 31/10/2014 đối với hệ đại học và đến hết 15/11/2014 đối với hệ cao đẳng.


Sáng nay, 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vừa chính thức công bố điểm sàn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014. Hiện một số trường ĐH đã bắt đầu công bố điểm trúng tuyển và điểm nguyện vọng.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2014, các trường sẽ xét tuyển nguyện vọng theo nguyên tắc: điểm trúng tuyển tính theo khối thi, theo ngành học hoặc điểm trúng tuyển chung; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; xét tuyển theo kết quả thi từ điểm cao xuống đến khi đủ chỉ tiêu.
Điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng chỉ được chênh lệch 1,0 điểm; giữa các khu vực chênh lệch 0,5 điểm.
Thời hạn xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày (đối với thí sinh tham dự kì thi chung). Kết quả xét tuyển sẽ được đăng trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mỗi thí sinh không trúng tuyển sẽ được cấp 3 Giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường đăng ký dự thi. Các trường sẽ không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường theo quy định. 

Học sinh cuối cấp 3 gửi tâm thư lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

8/14/2014 06:39:00 CH |
Xã hội ) - Cháu xin mấy bác đừng có bắt học sinh tụi cháu học theo kiểu Việt Nam mà thi theo kiểu Mỹ, kiểu Úc nữa !



Hoang mang và bức xúc, một học sinh sinh năm 1997 gửi bức tâm thư với hi vọng Bác Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đọc được sẽ hiểu được nổi lòng các học sinh cuối cấp…
Hoang mang…
Em là 1 học sinh sinh năm 1997 và sẽ bước vào kì thi Đại Học năm 2015 tới, nhưng trong thời gian gần đây, nghe Bộ Giáo Dục đề ra phương án thi mới, sẽ gộp tốt nghiệp và đại học lại làm em và các bạn bè của em hết sức hoang mang và vô cùng bức xúc.
Trước giờ lứa 97 tụi em cứ ngỡ là năm chúng em sẽ là năm thi Đại Học cuối cùng và chúng em đang dồn hết tâm huyết vào kì thi Đại Học này, nhưng sự thật có ai nào ngờ tới, sự thật quả thật là trớ trêu.
Đất nước ta từ trước tới giờ vẫn theo lối dạy: “lối theo lối gió, mây đường mây”, giáo viên dạy một lẽ và học trò học theo một lẽ khác.
Thử hỏi, nền giáo dục nước nhà quá chú trọng vào lý thuyết, không chú trọng vào thực hành, thì làm sao học sinh có thể phát triển được một cách toàn diện được? Đấy chỉ bây nhiêu đó thôi, đó chính là cái cách dạy của đa số các giáo viên hiện nay đã biến những CON NGƯỜI như chúng em trở thành những CHÚ VẸT đủ màu sắc.
Vì vậy tại sao Bộ lại yêu cầu chúng em phát triển toàn diện chứ !! Thật sự là trong cái cách dạy của giáo viên nươc ta ngày nay, hoàn toàn không thể giúp cho học sinh chúng em hiểu được hai từ :”Toàn diện” là gì cả?
Giáo viên dạy chỉ biết chú trọng thật sự thì quá phụ thuộc vào lý thuyết. Giáo viên dạy chúng em bằng cách đọc và chép, kiểm tra mức độ hiểu bài của chúng em bằng cách đưa cho chúng em một xấp đề cương, kêu về nhà học thuộc, sáng hôm sau, lên trả bài, chỉ cần đọc đúng hết thì chắc chắn điểm sẽ cao. Nói thật thì, học thuộc thì là một chuyện quá dễ dàng rồi, nhưng thật sự ở đây là học sinh có hiểu bài hay không thôi !!
Ví dụ, khi lên trả bài môn văn, giáo viên sẽ kêu học sinh phân tích một khổ thơ nào đó, thì học sinh nó chỉ có nhiệm vụ là đọc hết tất cả những gì trong tập của mình ra là coi như nó hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thật sự ra mà nói thì nó hoàn toàn không hiểu được gì từ những tác phẩm đó, bởi vì sao?
Bởi vì những suy nghĩ của nó sẽ không được giáo viên chấp nhận, lời văn của nó sẽ được giáo viên cho là quá trẻ con và giáo viên bắt chúng phải học theo những gì mình dạy !
Ví dụ 2, bạn hãy phát biểu suy nghĩ của bạn về cái đẹp, thì bạn An sẽ suy nghĩ về cái đẹp theo hướng này, còn bạn Bình thì sẽ suy nghĩ cái đẹp như hướng khác.
Mỗi người một suy nghĩ, nhưng mà Giáo Viên sẽ chốt lại bằng cách dạy chúng em viết về cái đẹp bằng Mở Bài: giới thiệu về cái đẹp,. Thân Bài: định nghĩa cái đẹp,…rồi Kết Bài, thử hỏi dạy học sinh bằng cái cách không cho tụi nó nói lên cách diễn đạt của mình, mà gán ép chúng nó vào những khuôn phép, luật lệ không cần thiết.
Không chỉ vậy, giáo dục nước nhà đặt ra quá nhiều môn học cho học sinh mà sau này khi vào Đại Học, khi vào đời thì nhưng môn học đó dường như là hoàn toàn vô nghĩa, nó không đáp ứng được gì cho nhu cầu cuộc sống của chúng em trong tương lai.
Môn học thì quá nhiều, thời gian thì một ngày chỉ có 24 tiếng, thử hỏi làm sao mà học sinh có thể sống nổi trong không khí ngột ngạt như vậy được, thời gian đâu mà giải trí, thời gian đâu mà phụ giúp gia đình, đâu phải học nhiều là giỏi, cái điều quan trọng là học ít hiểu nhiều, học tới đâu hiểu tới đó, và biết áp dụng vào cuộc sống thì mới hay chứ!!
Các bác ơi hãy nghe chúng cháu nói!
Em đồng ý là môn Văn-Tiếng Việt là môn của người Việt, bất cứ người Việt nào cũng phải học nó, nhưng nếu không phải học sinh chuyên văn  thì cũng nên chỉ dừng lại ở cấp độ trung bình, chứ đâu cần phải hiểu một cách thâm thúy đâu ạ !!? Em có mơ ước sau này thi Y Khoa, không lẽ sau này, khi em trở thành Bác Sĩ, ra toa thuốc cho bệnh nhân thì làm thơ trong toa thuốc đó phải không ạ ?
Còn nữa, em thấy cái môn học nghe ra rất là vĩ đại nhưng thật sự nó hoàn toàn vô nghĩa đó là môn Giáo Dục Công Dân, Giáo Dục Công Dân là giúp cho con người trở nên hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước, nhưng mà nói là nói vậy thôi chứ cơ bản đó chỉ là nhưng dòng lý thuyết rườm gà và không hề ăn sâu vào tâm trí học sinh.
GDCD ra sao mà học sinh đứa nào đứa nấy mở miệng ra toàn là nói tục chửi thề, vậy có môn học này để làm cái gì. Trong GDCD có dạy chúng em về tình yêu thương giữa con người với con người, vậy tình yêu thương đó là gì? Tình yêu thương đó được định nghĩa bằng những dòng lý thuyệt là xong thôi sao?
Giáo Dục Công Dân là giúp cho con người chúng ta hiểu biết thêm về thế giới, về con người, lẽ ra môn GDCD phải tạo điều kiện cho chúng em tiếp xúc, nói chuyện, chia sẻ vơi những con người bất hạnh,….có như vậy chúng em mới hiểu được và thấm sâu và trong suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương giữa người và người là như thế nào, Học thì phải đi đôi với Hành, Học Không Hành làm gì cũng không tới đâu ra đâu !
Giáo viên nước ta dạy mà hình như là ru ngủ tâm hồn học sinh, dạy mà không có một nét gì riêng cho bản thân mình, ai cũng như ai, làm cho không khí học trờ nên nhàm chán, không một tiếng cười, thì làm sao mà nó tiếp thu tốt được, nhất là giờ văn, sự địa, ôi thôi, đứa nào cũng ngủ gà ngủ gật,… thật là đau lòng.
Không chỉ có vậy, môn Toán, tại sao chúng em phải học quá nhiều về lượng giác, tích phân, vi phân, đạo hàm, đường cao, các định lý Pitago,… làm chúng em nhức điên cả đầu mà thử hỏi, sau này ra đời chúng nó sẽ giúp gì được cho tụi em?
Môn Hóa dạy cho chúng em một đống chất, đủ dạng phương trình, đủ cách nhận biết chất, nhưng mà khi chỉ vào chất đó và hỏi đó là chất gì thì em dám khẳng định rằng sẽ có tới hơn 90% học sinh hoàn toàn khong biết, nhưng mà khi học thì hay lắm, nhận biết đồ gì dữ lắm, nhưng thật ra chỉ là lý thuyết và lý thuyết thôi.
Tiếng Anh đáng lí ra là phải chú trọng nhiều vào viêc nghe và nói còn Giáo Dục tiếng Anh nước mình thì chú trọng vào ngữ pháp. Thử hỏi, một thằng giỏi ngữ pháp chắc gì nó đã giỏi tiếng Anh, nó có thể nói chuyện solo với người Mỹ, hay hiểu được tất cả những gì họ nói không ?
Các bác Bộ Giáo Dục ơi, các bác có thể lắng nghe ý kiến của học sinh các cháu được không ạ?? Trình độ dạy học của nước nhà thật sự là quá kém, quá kém, thua rất xa với những nước tiến bộ như Hoa Kỳ, Singapo, vì vậy cháu xin mấy bác đừng có bắt học sinh tụi cháu học theo kiểu Việt Nam mà thi theo kiểu Mỹ, kiểu Úc nữa !
Cái gì cũng vậy, nếu muốn học sinh tụi cháu phát triền toàn diện thì trước hết giáo viên phải toàn diện trước cái đã, có vậy thì mới làm gương cho chúng cháu được, và xin đừng dạy học theo kiểu chỉ noi mà không làm nữa, có vậy thì học sinh tụi cháu mới phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của chính mình.
Cái gì cũng vậy, nêu mấy bác muốn đổi, muốn ra một đề án nào đó thì trước hết các bác cần phải thông báo sớm cho học sinh chúng cháu biết, chứ đừng có mà năm nay các cháu thì rồi gần thi các bác thông báo.
Người ta tổ chức World Cup cũng phải mất hết 4 năm, chúng cháu đã được cha mẹ đầu tư cho Đại Học cũng mất hết gần cả 12 năm, dồn biết bao nhiêu là tâm huyết, nỗ lực để được bước vào ngưỡng cửa Đại Học, và Các Cháu là Những CON NGƯỜI, NHỮNG HỌC SINH, chứ không phải là CHUỘT BẠCH, LÀ VẬT THÍ NGHIỆM để các bác đưa lên bàn mổ và làm thí nghiệm đâu…
Đi khắp thế gian, không có một đất nước nào mà dám lấy công dân, dám lấy học sinh nước họ ra làm thí nghiệm cả, vì vậy cháu xin các bác đừng, và đừng làm trái lại với quy luật bình thường đó.
Hy vọng bài viết này sẽ được báo đăng và sẽ được BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM đọc được những dòng tâm sự này của cháu và cháu vẫn hy vọng năm nay sẽ thi Đại Học bình thường như mọi năm.
Cháu cám ơn nhiều ạ…

1 tháng 10, 2013

"Bằng đẹp" và "Kinh nghiệm", nhà tuyển dụng chọn ai?

10/01/2013 08:20:00 SA |
Sẽ rất khó để các bạn sinh viên vừa có kinh nghiệm thực tế, vừa phấn đấu học tập để có tấm bằng đẹp. Cùng nghe các nhà tuyển dụng trả lời cho câu hỏi: “Bằng đẹp và kinh nghiệm, anh/chị sẽ chọn ai?”.

“Bằng đẹp chỉ tạo nên hồ sơ đẹp, chứ không đảm bảo ứng viên sẽ hoàn thành tốt công việc”

Chị Ngô Thị Bích Quyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Top Career, chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực cho rằng, về mặt lý thuyết, tấm bằng đẹp chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Chị Quyên nói: “Xu hướng hiện nay các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm người có thể triển khai được công việc ngay chứ họ không muốn mất thêm thời gian, nguồn lực để đào tạo mà lại không đảm bảo ứng viên đó sẽ làm việc lâu dài. Chính vì thế, ứng viên có kinh nghiệm là sự lựa chọn an toàn”.

Ngoài lý do mất cân bằng cung – cầu trên thị trường lao động, chị Quyên cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều tân cử nhân có bằng đẹp, thậm chí thủ khoa không tìm được công việc tốt là bởi họ chưa tự đánh giá được chính bản thân mình đang ở nấc thang nào của sự nghiệp và “hét” mức lương rất cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần người có thể hoàn thành công việc với chi phí tiền lương hợp lý.

[​IMG]
Chị Quyên đưa ra ý kiến rằng: “Bằng đẹp chỉ tạo nên hồ sơ đẹp, chứ không đảm bảo ứng viên sẽ hoàn thành tốt công việc".

Chị Quyên cũng đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn tân cử nhân mới ra trường: “Chỉ cần các bạn hoàn thành xuất sắc một công việc bình thường, bạn sẽ trở nên khác biệt và thành công. Đừng đi tìm những điều vĩ mô và hoành tráng trong khi khả năng của mình chưa thể đáp ứng.

Các bạn trẻ thường hay mắc phải một lỗi đó là rất nhanh để thích một cái gì đó và cũng rất nhanh chóng rời bỏ nó. Đây là điểm hoàn toàn không tốt cho việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài của bản thân. Các bạn nên tự hỏi chính bản thân mình rằng, giá trị cốt lõi của mình là gì, niềm đam mê lớn nhất của mình là gì? Các bạn chỉ có thể cống hiến và thành công khi bạn làm việc bằng niềm đam mê, và từ đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được niềm vui trong sự nghiệp và cuộc sống”.


“Nhiều khi các bạn học hành chểnh mảng nhưng bằng vẫn đẹp, điểm vẫn cao”

Chị Nguyễn Thu Trang, làm công tác Nhân sự tại một công ty Xây dựng của Nhật trả lời như trên khi được hỏi sẽ chọn ai trong hai ứng viên mới ra trường: một người có tấm bằng đẹp, một người có kinh nghiệm phong phú.

Chị Trang cho rằng điểm ở các trường đại học hiện giờ không hoàn toàn đánh giá được năng lực của sinh viên. Nhiều khi các bạn học hành chểnh mảng nhưng bằng vẫn đẹp, điểm vẫn cao. Ngoài ra, kinh tế đi xuống trong mấy năm gần đây, các doanh nghiệp phải co hẹp quỹ lương trong khi lượng sinh viên ra trường mỗi năm đều rất đông nên sẽ xuất hiện hiện tượng chọn lọc và đào thải, khiến chuyện tìm việc làm trở nên khó khăn đối với các tân cử nhân.

[​IMG]
Chị Trang cho rằng: “Nhiều khi các bạn học hành chểnh mảng nhưng bằng vẫn đẹp, điểm vẫn cao”.

Theo chị Trang, bằng đẹp hay kinh nghiệm đều không phải là yếu tố quan trọng nhất khi đi xin việc. Bởi dù ứng viên có kinh nghiệm thì trước khi vào công việc vẫn cứ phải đào tạo nghiệp vụ, quan trọng nhất là sự tự tin, khả năng tiếp thu, nắm bắt công việc của ứng viên và khả năng giao tiếp.

Lời khuyên của chị Trang dành cho các tân cử nhân là: “Điều chị cảm thấy cần khi đi xin việc chính là sự tự tin. Trước khi interview nên tìm hiểu xem công ty đó là công ty như thế nào, họ cần gì ở mình. Ít ra mình chưa đủ năng lực nhưng để họ thấy mình có quan tâm, có mong muốn vào công ty, đó cũng là 1 điểm thuận lợi gây ấn tượng tốt.”

Kể cả các bạn không có bằng, nếu làm được việc tôi vẫn tuyển và sẵn sàng trả lương xứng đáng”

Anh Bùi Văn Ngàn là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc một công ty về Kiến trúc và truyền thông. Anh Ngàn cho rằng việc chọn người có bằng đẹp hay có kinh nghiệm thực tế là tùy thuộc vào từng ngành nghề. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ thích những người có kinh nghiệm vì không phải mất thời gian đào tạo.Nhưng trong những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo thì kinh nghiệm lại là rào cản, thậm chí sẽ bóp chết sự sáng tạo.

Theo như anh Ngàn, các nhà tuyển dụng đang dần mất niềm tin vào chất lượng thực sự của tấm bằng do chương trình tại các trường đại học thường không sát với thực tế. Anh chia sẻ: “Quan điểm của tôi là không quan trọng bằng cấp, kể cả các bạn không có bằng, nếu làm được việc, tôi vẫn tuyển và sẵn sàng trả lương xứng đáng với chất lượng công việc bạn thực hiện”.

Nhận xét về tình trạng các tân cử nhân học giỏi, thậm chí là thủ khoa không có được việc làm ưng ý, anh Ngàn đưa ra các lý do sau:

“-Còn tồn tại hiện tượng tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ quen thân

- Còn tồn tại hiện tượng chạy việc bằng tiền. Nhiều sinh viên học rất khá, giỏi nhưng "nghèo". "Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền"!

- Các bạn mới ra trường thiếu thông tin về tuyển dụng. Có nhiều đơn vị không thích đăng thông tin tuyển người lên các phương tiện truyền thông. Bởi vậy, các bạn nên xây dựng cho mình mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú. Từ đó, các bạn sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích trong việc tuyển dụng.

[​IMG]
Quan điểm của anh Ngàn là “Kể cả các bạn không có bằng, nếu làm được việc tôi vẫn tuyển và sẵn sàng trả lương xứng đán
g”.​

- Tuy mới ra trường nhưng vài bạn có tính tự kiêu, tự đại, đánh giá sai giá trị bản thân. 

- Nhiều bạn có tâm lý bám trụ ở những đô thị lớn trong khi ở nông thôn thiếu nhân lực trầm trọng.”

Bởi vậy, anh Ngàn khuyên các tân cử nhân: “Các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình đi xin việc, không ai cho bạn công việc thực thụ cả. Hãy tự tin rằng mình đến các cơ quan, đơn vị để hợp tác với họ. Mối quan hệ giữa họ và các bạn là mối quan hệ hai chiều, họ cũng cần nhân sự có năng lực.Nhưng tự tin khác với thái độ tự kiêu, tự đại. Đừng bao giờ nghĩ mình đã giỏi. Hãy khiêm tốn lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm và tự tin bộc lộ khả năng của mình.”


Theo Afamily

12 tháng 9, 2013

Thí sinh được rút hồ sơ để xét tuyển đợt 3

9/12/2013 08:27:00 SA |

Thí sinh được rút hồ sơ để xét tuyển đợt 3



(Dân trí) - Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 2. Những thí sinh không trúng tuyển NV2 được quyền rút hồ sơ để xét tuyển NV3.


Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT để tiếp tục nộp hồ sơ xét tuyển đợt tiếp theo. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
Hiện nay, các trường ĐH có xét tuyển NV2 đã lần lượt công bố điểm chuẩn như ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, ĐH Công Đoàn, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, ĐH Lao động - Xã hội, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, ĐH Mỏ - Địa chất… Mức điểm chuẩn của hầu hết các trường này tăng từ 2 - 4 điểm so với mức điểm công bố nhận hồ sơ xét tuyển. Cụ thể, ĐH Mỏ - Địa chất, điểm chuẩn khoa Cơ - điện lên tới 19 điểm, khoa Môi trường, Kinh tế - Quản trị kinh doanh cũng lên tới 18 điểm; ĐH Lâm nghiệp ngành Công nghệ sinh học khối B lên tới 20 điểm, ngành Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Quản lý đất đai khối B là 18 điểm, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông ngành cao nhất là 21 điểm… Do vậy, vẫn còn hàng ngàn thí sinh điểm cao trượt NV2.
Nhiều trường ĐH công lập cũng đã thông báo không xét tuyển NV3. Cơ hội xét tuyển NV3 tiếp tục dành cho các trường ĐH ngoài công lập. Thí sinh có thể xem xét thông tin xét tuyển tiếp theo trên trang web của các trường ĐH. Mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày. Thời gian kết thúc của đợt xét tuyển năm 2013 vào ngày 31/10.
Kết thúc tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra đối với các trường. Theo đó, Bộ sẽ kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh; kiểm tra thông báo xét tuyển, thời gian xét tuyển; giám sát việc thu nhận hồ sơ dự tuyển và nhập điểm thi công khai theo quy định; kiểm tra việc xây dựng phương án xét tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển cũng như việc triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường; kiểm tra kết quả thi và hồ sơ trúng tuyển.
Do vậy, Bộ GD-ĐT lưu ý, các trường phải nghiêm túc thực hiện quy chế tuyển sinh, thực hiện đúng thời gian xét tuyển mỗi đợt 20 ngày; đồng thời phải công khai việc xét tuyển. Nếu trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực hay tuyển vượt chỉ tiêu Bộ sẽ kiên quyết xử lý. Hình thức xử lý có thể là cắt giảm chỉ tiêu của trường vào năm sau, thậm chí cắt quyền tự xác định chỉ tiêu. Đặc biệt, xem xét vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường.
Hồng Hạnh

10 thất bại của sinh viên năm nhất

9/12/2013 08:16:00 SA |
Trải qua năm nhất với nhiều sắc thái, có vui có buồn. Vui khi lần đầu tiên được trải nghiệm nhiều thứ mới lại trên đời, làm quen với những con người mới, môi trường mới, cách sống mới, học hỏi nhiều thứ mới. Buồn khi vô tình đánh mất đi một số thứ: những người bạn cũ lâu năm trở thành xa cách, mất đi một số thói quen tốt đẹp, sống vùi mình trong chuỗi ngày dài xả hơn vô nghĩa, kết thân với những thói quen không tích cực.

Trong số đó có cả những thất bại. Có những thất bại dễ dàng để nhận ra, để cảm thấy sợ hãi. Nhưng cũng có những thất bại dần dần, những gì nó đưa đến từ từ, lâu lâu các em mới thấy nhưng lại thay đổi các em. Trong số những thứ nguy hiểm, có lẽ quen dần với thất bại là một trong những thứ nguy hiểm nhất. Có thể các em biết mình đã thất bại, ấy thế mà để yên, không hành động và sống bằng lối sống của một người đầu hàng thất bại.

Nhiều người ngã ngựa trên đường đua. Cú ngã bất thình lình, đau điếng. Các em đôi khi không có cú ngã giật mình nào nhưng lại chùn gối trong từng bước đi, để đến cuối cuộc hành trình các em nhìn lại thấy mình đã tịnh tiến xuống những nấc thang thật sâu, ngao ngán khi nghĩ về những ngày tốt đẹp trước đây.

[​IMG]

Thất bại #1: Dành quá nhiều thời gian xả hơi đầu năm học

Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng lên đại học là để xả hơi. Cho nên năm nhất của đa phần mọi người gắn liền với việc đi chơi, ăn chơi nhảy múa. Lại cộng thêm sự ủng hộ từ các bậc đàn anh, đàn chị cho rằng "Học đại học nhàn lắm" cho nên năm nhất thường không quan tâm nhiều đến bài vở. Năm nhất cũng quên mất xác định cho mình những mục tiêu trong thời gian học đại học, hoặc có xác định rồi cũng vứt đấy.

Kết quả là nhiều bạn vì xả hơi nhiều quá, đến khi muốn quay về với nhịp độ học tập, rèn luyện cân bằng thì lại thấy thật khó khăn. Nhưng điều nguy hiểm nhất là nhiều bạn từ lối sống xả hơi đã đánh mất mục đích của mình, quên mất mình cần phải làm gì.

Chính vì dành quá nhiều thời gian để xả hơi, thời gian dành cho những mối bận tâm khác về học tập, rèn luyện, phát triển bản thân bị bỏ qua. Hậu quả trực tiếp là điểm số thấp, bản thân thiếu kỹ năng, trải nghiệm sống nghèo nàn. Hậu quả sâu xa là các em sẽ bị những người xung quanh bỏ xa. Để đến khi muốn thay đổi lại không biết bắt đầu từ đâu.

Thất bại #2: Để lạc mình trong mơ hồ

Có nhiều yếu tố để coi năm nhất như một bước ngoặt lớn trong số những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mỗi người. Đó là khi chúng ta bắt đầu "tự": tự quyết định những câu hỏi liên quan đến bản thân, tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm, tự trải nghiệm, tự sống và tự cam kết với bản thân về tương lai. Chúng ta nhận được ít quan tâm hơn, lo toan nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Ấy là khi chúng ta có cơ hội để trưởng thành hơn. Quan trọng hơn cả, chúng ta cần nỗ lực để tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng trong cuộc đời như: Thực chất mình thích gì? Mình sống vì điều gì? Mình nên sống thế nào? Mình muốn hướng đến một cuộc sống thế nào?

Nhưng nhiều em sinh viên năm nhất bỏ qua những câu hỏi đó, sống trong sự mơ hồ. Các em phân vân về cuộc đời nhưng rồi chấp nhận bỏ ngỏ những câu hỏi đó. Để rồi hậu quả là nhiều bạn thả rơi cuộc sống của mình trong một đống mơ hồ. Sự bàng quan ấy dần dà tạo nên một cuộc sống mờ nhạt và đầy bứt rứt. Cuối cùng, các em không biết mình đi đâu, đang đứng ở đâu và sẽ đến đâu.

Một cuộc sống mơ hồ là một cuộc sống nhàm chán.

Thất bại #3: Không làm mới và bổ sung bản thân

Nỗ lực học tập tập trung cho kỳ thi đại học đã làm cho các em bỏ sót việc bổ sung những kỹ năng cần thiết khác trong cuộc sống. Vì vậy, lên đại học, việc cần làm của các em là tìm hiểu xem có những thứ gì cần bổ sung cho đủ. Đó là kỹ năng mềm, kiến thức, ngoại ngữ, và vô số thứ khác nữa.

Nhưng tâm lý xả hơi và sự mơ hồ về mục tiêu tương lai đã làm cho nhiều em quên mất điều đó. Các em không bỏ thời gian tìm hiểu bản thân và không có kế hoạch bổ sung điểm khuyết thiếu cho cá nhân.

Nhiều người bào chữa rằng những kỹ năng đến năm 3, năm 4 bổ sung cũng chưa muộn. Tuy rằng kỹ năng là điều có thể học tập và rèn luyện được nhưng các em cần một thời gian đủ dài để rèn dũa mọi thứ. Cuộc sống cần nhiều thứ ở con người, không có cá nhân nào có thể khẳng định rằng mình có đầy đủ hết các kỹ năng cần thiết. Những người xuất sắc nhất là những người luôn nhận mình yếu, thiếu và luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để bổ sung.

Nhiều bạn trải qua năm nhất mà không đọc nổi 1 cuốn sách, không nghiên cứu về chủ đề mới nào, không bổ sung thêm kỹ năng cho mình, kiến thức xã hội không được cập nhật. Đối với các bạn ấy, năm nhất là những trận chiến game thâu đêm không mệt mỏi hoặc những bộ truyện diễm tình miên man.

[​IMG]

Thất bại #4: Mất đi sự tin tưởng của những người xung quanh

Điều may mắn nhất trên đời là khi chúng ta được tin tưởng. Các em có được tin tưởng hay không? Khi còn được tin tưởng nghĩa là cuộc sống vẫn cần sự hiện diện của các em, chúng ta vẫn tồn tại một cách có ý nghĩa.

Khi các em bước qua cánh cửa vũ môn để trở thành tân sinh viên, các em nhận được rất nhiều sự tin tưởng. Đó là niềm tin của thầy cô, bạn bè, người quen, họ hàng. Và là niềm tin từ những người các em yêu quý như cha mẹ. Cũng là niềm tin của chính các em với bản thân mình.

Nhưng năm nhất, nhiều em lần lượt bỏ rơi đi niềm tin mà các em đã nhận được. Các em sống buông lơi, bỏ bê học tập, không phấn đầu vì tương lai phía trước. Những thứ khác mất đi có thể dễ dàng lấy lại nhưng niềm tin một khi mật đi thật khó tìm lại, hãy nhìn lại bản thân. Không dễ gì để được tin tưởng nên đừng dễ dàng đánh mất đi niềm tin và sự kỳ vọng dành cho các em.

Thất bại #5: Quen dần với sự tầm thường

Thời gian đôi khi có một tác dụng khá tai hại là làm cho con người chấp nhận được những thứ mà đáng lẽ họ không nên chấp nhận. Kỳ đầu tiên, nhiều em sinh viên năm nhất có thể đã rất kinh ngạc và thất vọng khi nhận điểm những môn thi đầu tiên của thời sinh viên. Thực sự đó là những kết quả khó tưởng tượng và khó chấp nhận. Thế rồi thêm một kỳ nữa, các em trượt một số môn, các em có buồn và thất vọng nhưng không còn thấy cắn rứt như trước. Đến 1 kỳ nữa, các em thấy đó là chuyện thường tình.

Dần dần, các em không còn tự trách bản thân mình nữa. Nếu trước đây các em căm tức chính mình khi thất bại, khi không nỗ lực hết mình thì đến nay, các em tìm các lý do để đổ lối, để quên đi cảm giác tự kiểm điểm, để bỏ qua và vô tư nhởn nhơ như không có chuyện gì.

Và thế rồi, các em sống trong sự tầm thường. Và sự tầm thường lớn nhất là sống với sự hèn nhát và thiếu nghiêm khắc với bản thân. Các em đã quen như thế.

Thất bại #6: Quá dễ dãi với bản thân

Có câu nói rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính".

Hồi trước khi bước vào những ngày đầu tiên của cuộc đời đại học, ai cũng từng nghĩ mình sẽ cố gắng phấn đế hết mình. Và trong đó không quên hình dung về một con người mới với những thói quen mới.

Nhưng chính sự tự dễ dãi với bản thân đã làm cho chúng ta quên đi rất nhiều thứ. Chúng ta quen dần với những thói xấu như trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn. Chúng ta càng ngày càng không lo lắng nhiều về cuộc sống của chính mình. Chúng ta tự cho mình quyền nói "Không sao đâu, lo gì". Từ những thứ xấu, chúng ta kết nạp chúng và biến thành những thói quen ăn ở cùng chúng ta. Con người chúng ta ngày càng xấu xí hơn.

Thất bại #7: Mất niềm tin vào những thứ tốt đẹp

Năm nhất, có lần anh từng bị lừa. Do hăm hở tìm công việc làm thêm kiếm tiền nên anh đã bị dỗ ngọt mất đi một khoản tiền kha khá lúc đó. Thời gian sau đó, gần như anh không dám nghĩ đến việc tìm kiếm công việc làm thêm nữa.

Năm nhất, các em có thể đã bị lừa một vài lần như thế. Các em còn được nghe bảo rằng: Học chả làm được gì, sinh viên ra trường thất nghiệp ầm ầm, không phải con ông cháu cha thì bó tay, v.v.v... Nhiều người kể cho các em nghe những câu chuyện ảm đạm về cuộc sống, về tương lai. Và rồi các em dần dần nhìn cuộc sống một cách thật tiêu cực. Từ một người hăng hái, sáng tạo, dũng cảm, thích xông pha, trải nghiệm, các em sống khép mình lại.

Cuộc sống không bao giờ đơn sắc cả. Có cả sắc màu sáng tươi hòa cùng những sắc màu đen tối. Quan trọng nhất vẫn là thái độ sống của chúng ta. Khi chúng ta vẫn còn tin vào những thứ tốt đẹp thì những thứ tốt đẹp vẫn còn tồn tại. Vả lại, chính chúng ta vẫn có thể là một điều tốt đẹp đúng không các em?

[​IMG]

Thất bại #8: Ngại giao tiếp, sống khép mình

Chấp nhận môi trường mới và cố gắng để môi trường mới chấp nhận là 2 bài toán của những cô cậu tân sinh viên. Chân ướt chân ráo bước vô môi trường mới không có sự kèm cặp quen thuộc, các em thấy mọi thứ đều lạ lẫm: những người bạn cùng lớp, thầy cô, những người mà hằng ngày các em tiếp xúc. Nhiều em luôn cố gắng để hòa nhập vào môi trường mới bằng những nỗ lực như năng nổ làm quen, chia sẻ, tích cực tham gia các nhóm, hội để học cách sống hòa đồng. Những bạn ấy ắt hẳn sẽ nhận được nhiều thứ có giá trị.

Nhưng cũng không ít em ngại làm quen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếp xúc, kể cả những người bạn cùng lớp, cùng chỗ ở. Các em ngày càng tách mình ra để trở thành một người không có nhiều kết nối, ít bạn bè.

Cũng có nhiều em đã cố gắng sống cởi mở nhưng môi trường mới lại từ chối mình, mọi người không đáp lại mình hoặc đáp lại bằng thái độ không như mong muốn dẫn đến các em bỏ cuộc. Đừng như vậy, trên đời luôn có những thứ thuận lợi và có những thứ khó khăn. Nếu các em cố gắng mà vẫn chưa được chấp nhận, mọi người vẫn chưa mở đáp lại em thì em hãy tiếp tục tìm kiếm vì chắc chắn sẽ có những người gắn kết với các em vì họ sẽ nhìn thấy thiện tình toát lên ở các em. Người bỏ cuộc sớm sẽ bỏ qua rất nhiều thứ quý giá, cho nên hãy kiên nhẫn và mạnh mẽ nhé.

Thất bại #9: Để thời gian trôi đi lãng phí

Lên đại học, có một bài học mà nhiều anh chị nhận ra và mong muốn các em ghi nhớ: “Thời gian còn rất ít”. Các em đừng nghĩ các em còn nhiều thời gian, đủ để mình cứ thong thả, giải lao đi rồi sẽ chạy sau. Cho dù các em có cả thế kỷ, nhưng vẫn giữ suy nghĩ thế sớm muộn gì cũng tới ngày các em ân hận.

Đại học chỉ 4, 5 năm nhưng có quá nhiều thứ để chúng ta làm. Từ việc bổ sung cái thiếu cho đến hoàn thiện bản thân mình để mang lại giá trị cho tổ chức sau này chúng ta cống hiến. Thời gian ấy sẽ là quá ngắn đặt trong môi trường giáo dục nặng lý thuyết, thiếu thực tế.

Năm nhất, nhiều em mắc phải bệnh để thời gian trôi đi vô thưởng vô phạt. Những lịch hẹn các em bỏ dở, những việc đáng lẽ hôm nay các em làm thì lại dời sang ngày mai, ngày kia rồi dời vào quên lãng. Có nhiều thứ cuốn hút các em như phim ảnh, bạn bè, game online, truyện ngôn tình, v.v.v... để các em quên mất những việc cần phải làm. Đôi khi các em thức trắng một đêm nhưng để chơi game, đọc truyện. Lên đại học và có lẽ đến hết thời gian học đại học có lẽ nhiều em không đọc thêm một cuốn sách nào cả.

Như vậy có phải là các em sử dụng thời gian đúng cách hay không?

Thất bại #10: Nghĩ rằng mình không còn cơ hội để thay đổi

Thất bại là xấu xa? Thất bại là trở ngại? Sự thật không phải vậy. Hiếm ai trên đời lại không trải qua những thất bại. Có thất bại mới có thể có được sự bứt phá. Nhưng cái cốt lõi là chúng ta thừa nhận thật bại của mình và cố gắng để chống lại những thất bại đó.

Không bao giờ lại quá muộn để bắt đầu một thứ gì cả, nếu các em vẫn còn niềm tin. Hi vọng các em hiểu được rằng, mình vẫn còn cơ hội để sửa sai. Những thứ trong năm nhất các em chưa làm tốt, hãy học cách để làm lại, để trưởng thành, để xóa tan hình ảnh cũ của mình và kiến tạo một con người tích cực.

Rồi các em sẽ gặp thật bại nhiều lần. Nhưng thất bại đáng sợ nhất là các em bỏ cuộc trước thất bại, lúc đó mọi cánh cửa các em đã tự khóa chặt.

Với một sinh viên vừa trải qua năm nhất, ai dám bảo rằng các em không thể tốt hơn. Trước mắt là con đường để các em đi. Chúng ta không biết tương lai như thế nào nhưng nếu không nỗ lực chắc chắn chúng ta không thể đạt được điều tốt đẹp.

Đừng quên các em vẫn còn trẻ, mà khi còn trẻ chúng ta vẫn còn nhiều thứ để tự hào về bản thân. Hãy dùng những thứ đó để bứt phá nhé. Sự dẻo dai của bản thân, sự nhiệt tình, trách nhiệm với bản thân, sự hăng say, niềm đam mê. Chúng ta đều nắm trong tay đúng không?

***

Kết thúc bài viết này, anh chỉ muốn các em đừng thấy cảm giác mình bị buộc tội. Là sinh viên, thì đa phần ai cũng trải qua những ngày tháng như vậy cả. Mục đích của anh cũng chỉ là mong muốn các em biết sai để sửa, để tốt lên đi. Hãy luôn là 1 người trẻ nhé. Để sống trẻ, sống không chối từ thất bại và nỗ lực vươn lên.
Support : Xét Tuyển | Liên thông | Tại chức | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thongtintuyensinh24gio.blogspot.com khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2011. Thông tin tuyển sinh 2018 |Trung cấp mầm non| Tại chức | Liên thông Đại học| Văn bằng 2|8 - All Rights Reserved
Design by thongtintuyensinh24gio
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
SonHung template bythongtintuyensinh24gio